Xe nâng chạy điện là dòng xe nâng với thiết kế đặc biệt, chúng có khả năng làm việc linh hoạt cả trong nhà và ngoài trời. Đồng thời xe nâng điện điện với thiết kế đa dạng về chủng loại, kích thước, tải trọng và chiều cao nâng. Nhu cầu sử dụng xe nâng chạy điện tại Việt Nam ngày càng lớn, kéo theo đó là vô số các đơn vị phân phối trên toàn quốc. Việc lựa chọn được một thương hiệu xe, một đơn vị phân phối uy tín là điều không dễ dàng. Để tìm hiểu kỹ hơn về xe nâng chạy điện và tìm được một đơn vị cung cấp bán và cho thuê xe nâng người chạy điện tốt thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Máy xây dựng trường thoa.
Cấu tạo của xe nâng chạy điện
Xe nâng chạy điện là cách gọi chung của các dòng xe nâng tay điện, xe nâng điện ngồi lái, xe nang điện đứng lái, xe nâng điện bán tự động, và cả các mẫu xe nâng người. Xe nâng chạy điện có thiết kế đa dạng cả về kiểu dáng và tải trọng nâng, chúng có khả năng đáp ứng tốt tất cả các nhu cầu nâng hạ từ cơ bản đến phức tạp của doanh nghiệp.
Cấu tạo của xe nâng điện
Xe nâng chạy điện nói chung có thiết kế tương đối giống với các dòng xe nâng dầu, xe nâng Gas khác. Về cơ bản điểm khác biệt lớn nhất của dòng xe này là được trang 2 động cơ nâng, động cơ di chuyển bằng điện, được cấp nguồn bởi bình điện xe nâng (ắc quy, pin lithium-ion). Tuy vậy mỗi một loại xe nâng điện khác nhau sẽ có cấu tạo và thiết kế riêng biệt phục vụ cho các nhu cầu công việc riêng. Tuy vậy chúng cũng có những đặc điểm chung, vậy những cấu tạo chung của chúng là gì?
- Khung nâng: Là một trong những bộ phận quan trọng nhất của xe nâng điện. Khung xương có chức năng nâng đỡ và làm điểm tựa cho các bộ phận khác của xe. Chúng cũng là nơi chơi sử dụng để bố trí các bình nhiên liệu và các bộ phận khác. Khung năng được thiết kế từ kim loại chắc chắn với độ bền cao, nhàm đảm bảo trạng thái hoạt động tốt nhất.
- Giá nâng: Là một trang bị cơ bản của bất kỳ mẫu xe nâng điện nào. Bộ phận được thiết kế bởi các tấm thép dài có khả năng chịu lực cao và bền bỉ. Chúng bao gồm các vòng bi đảm bảo cho xe nâng được vận hành một cách chính xác các hạn chế các sai lệch không đáng có.
- Càng nâng: Đây là một bộ phận chuyên dụng được lắp đặt vào các xe nâng nhằm nhiệm vụ nâng gắp hàng hóa. Chúng bao gồm một khung nâng, kẹp và các xilanh làm nhiệm vụ vụ di chuyển qua lại.
- Động cơ điện: Được xem là trái tim của xe nâng điện, chúng bao gồm một hệ thống motor khép kín. Sử dụng nguồn nguyên liệu từ pin hoặc dây sạc, tùy theo từng loại xe mà chúng có 1 hoặc 2 động cơ điện. Mỗi động cơ sẽ thực hiện một chức năng riêng, hoặc cùng lúc thực hiện cả 2 nhiệm vụ.
- Gas điều khiển: Là hệ thống có chức năng tăng điều khiển các hoạt động của xe nâng. Chúng hoạt động dựa vào các bộ phận cảm biến từ bo mạch. Từ đó đưa ra các mệnh lệnh giúp xe hoạt động một cách trơn tru.
- Đối trọng: Làm một bộ phận được lắp đặt với nhiệm vụ đảm bảo thăng bằng cho xe trong quá trình di chuyển hoặc nâng hạ hàng hóa.
- Bo mạch điều khiển: Chúng bao gồm các chip điện tử với khả năng thu thập và chuyển hóa các tín hiệu tới các bộ phận điều khiển và bộ phận chuyển động của xe nâng.
- Hệ thống bánh xe: Tùy từng loại xe nâng khác nhau mà chúng ta có có các loại bánh phục vụ riêng biệt. Một số dòng xe nâng được thiết kế 3 bánh hoặc 4 bánh, sử dụng lốp đặc hoặc lốp hơi.
Phân loại các dòng xe nâng chạy điện
Tuỳ theo nhu cầu sử dụng, tính chất công việc và đặc điểm của các xưởng sản xuất mà các mẫu xe nâng chạy điện cũng được phân thành nhiều loại. Cách phân loại xe nâng điện chủ yếu phụ thuộc thói quen của nhà cung cấp đồng thời giúp quý khách hàng dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn theo nhu cầu.
Phân loại xe nâng điện chính hãng | ||
STT | Kiểu phân loại |
Loại xe nâng điện
|
1 |
Phân loại theo tải trọng
|
Xe nâng điện 1 tấn
|
2 |
Xe nâng điện 1,5 tấn
|
|
3 |
Xe nâng điện 2 tấn
|
|
4 |
Xe nâng điện 3 đến 5 tấn
|
|
5 |
Phân loại theo kiểu dáng
|
xe nâng điện ngồi lái
|
6 |
Xe nâng đứng lái
|
|
7 |
Xe nâng điện cao
|
|
8 |
Xe nâng điện thấp
|
|
9 |
Xe nâng Reach Truck
|
|
10 |
Xe nâng điện 3 bánh
|
|
11 |
Xe nâng điện 4 bánh
|
|
12 |
Phân loại theo cơ chế vận hành
|
Xe nâng điện bán tự động
|
13 |
Xe nâng điện tự động.
|
|
14 |
Xe nâng điện lối đi hẹp
|
Dưới đây là phân loại chi tiết của các dòng xe nâng chạy điện:
1. Phân loại xe nâng điện theo tải trọng
Để đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng, các nhà sản xuất không ngừng ra mắt các dòng phẩn phẩm xe nâng điện với nhiều tải trọng khác nhau. Trong đó các loại xe nang điện phổ biến nhất là dòng xe với tải trọng từ 1 tấn đến 5 tấn. Dòng xe nâng điện 1 tấn đến 2,5 tấn được xếp vào nhóm xe nâng tải trọng nhỏ. Dòng xe nâng điện giá rẻ trọng tải từ 2,5 tấn trở lên được xếp vào dòng xe nâng tải trọng lớn.
2. Phân loại xe nâng điện theo kiểu dáng
Cách phân loại xe nâng điện chính hãng thứ 2 thường được nhắc đến là phân loại theo kiểu dáng. Mỗi nhóm xe nâng điện theo kiểu dáng lại có một thiết kế riêng tùy theo mục đích sử dụng cũng như ngân sách của người dùng. Chúng ta có một số nhóm xe nâng chạy điện phổ biến như xe nâng điện đứng lái, xe nâng điện Trung Quốc loại ngồi lái, xe nâng điện tay cao, xe nâng điện tay thấp, ngoài ra còn có các dòng xe nâng điện 3 bánh, 4 bánh.
- Xe nâng tay điện: Xe nâng tay điện là dòng xe được thiết kế nhỏ gọn, phù hợp cho những không gian hẹp và trọng tải nâng thấp. Đây là dòng xe nâng với thiết kế tự động hoàn toàn, chúng cho phép người dùng nâng hạ hàng hóa, di chuyển bằng hệ thống động cơ điện. thiết kế bên ngoài của xe nâng tay điện tương tự như xe nâng tay chạy dầu. Chúng sử dụng nguồn điện từ viên pin 24v, trọng tải nâng tối đa lên tới 1,5 tấn và chiều cao nâng lớn nhất đạt 3,5m.
- Xe nâng chạy điện ngồi lái: Xe nâng điện ngồi lái là dòng xe với công suất hoạt động tương tự như dòng xe nâng chạy điện ngồi lái. Dòng xe ngồi lái được ưa thích và sử dụng nhiều bởi khả năng nâng hàng lớn, người dùng có thể vận hành trong thời gian dài, tính cơ động, linh hoạt và giá thành đầu tư ban đầu thấp. Đây là dòng xe sử dụng động cơ điện 48v trọng tải nâng tối đa đạt 2 tấn. Dòng xe này được sử dụng nhiều trong các kho hàng, không gian kín, và khu vực di chuyển phẳng (không dốc). Chúng giúp đảm bảo khả năng nâng hạ, hạn chế tiếng ồn gây ra tại khu vực hoạt động.
3. Phân loại xe nâng điện theo cơ chế vận hành
Để dễ dàng phân biệt các dòng xe nâng chạy điện khác nhau, người ta còn phân loại chúng theo cơ chế vận hành. Có 2 nhóm xe nâng điện theo cơ chế vận hành phổ biến bao gồm: Xe nâng điện tự động và xe nâng điện bán tự động. Trong đó, dòng xe tự động cho phép người dùng thực hiện các thao tác di chuyển và nâng hạ hoàn toàn tự động. Chúng được hỗ trợ hoàn toàn bằng động cơ điện. Trong khi đó bán tự động là xe kết hợp giữa việc di chuyển bằng tay, kết hợp với khả năng nâng hạn bằng động cơ điện.
4. Phân loại theo dòng Pin/Ắc quy
Hiện tại, xe nâng điện bao gồm 2 dòng Pin/Ắc quy được sử dụng đó là: Chì – Axit và Pin Lithium. Trong đó, Limthium là công nghệ mới (Còn gọi là Li-on, thuộc loại pin sạc) lần đầu tiên được ứng dụng vào xe nâng hàng, giúp mang đến nhiều lợi ích vượt trội, cụ thể:
Tích hợp sạc nhanh: Nếu thời gian sạc của Pin thông thường từ 6 – 8 tiếng thì với Pin Lithium quá trình nạp năng lượng chỉ cần đến 2 – 3 giờ đồng hồ. Điều này giúp công việc có thể tiến hành liên tục, đảm bảo hiệu suất hoạt động cao.
Ứng dụng của xe nâng chạy điện
- Làm việc trong nhà: Xe nâng điện với ưu điểm là yên tĩnh, không phát thải khí độc hại. Chính vì vậy dòng xe nâng này được ưu tiên lựa chọn để làm việc trong những môi trường trong nhà, nơi có mái che, kín.
- Đưa hàng hoá lên cao: Khác với dòng xe nâng dầu chỉ có thể đưa hàng hoá lên độ cao 6 mét. Xe nâng điện có những thiết kế giúp đưa hàng hoá lên tới độ cao 12 mét
- Làm việc trong không gian hẹp: Xe nâng điện có nhiều thiết kế nhỏ gọn để có thể di chuyển trong các không gian hẹp, lối đi nhỏ giữa các kệ hàng. Đây cũng là điều mà không một chiếc xe nâng dầu nào có thể làm được.
- Làm việc trong kho lạnh: Kho lạnh cũng là một trong những môi trường làm việc đặc biệt. Điều kiện làm việc khắc nhiệt, yêu cầu cao về môi trường, nhiệt độ. Xe nâng điện cũng là dòng xe duy nhất (trừ xe nâng tay cơ khi) có thể làm việc được trong môi trường này.
- Làm việc tại những nơi có tiêu chuẩn khắt khe: Tại những nơi có tiêu chuẩn làm việc khắt khe như: Như độ ồn, chất lượng không khí, độ sạch, tương tác điện từ với máy móc,… thì xe nâng điện là một lựa chọn không thể bỏ qua.
Xe nâng chạy điện có những thương hiệu nào
STT | Tên Thương Hiệu | Xuất xứ | Năm Thành Lập |
1 | Xe nâng Hangcha | Trung Quốc | 1956 |
2 | Xe nâng Mitsubishi | Nhật Bản | 1970 |
3 | Xe nâng Komatsu | Nhật Bản | 1921 |
4 | Xe nâng Linde | Đức | 1979 |
5 | Xe nâng Yale | Mỹ | 1980 |
6 | Xe nâng Toyota | Nhật Bản | 1920 |
7 | Xe nâng Clark | Mỹ | 1917 |
8 |
Xe nâng Unicarrier
|
Nhật Bản | 1957 |
9 | Xe nâng Crown | Mỹ | 1945 |
10 | Xe nâng JCB | Anh | 1945 |
11 | Xe nâng Hyster | Mỹ | 1929 |
12 | Xe nâng Bendi | Anh | 1964 |
13 | XE nâng Jungheinrich | Đức | 1953 |
14 | Xe nâng Heli | Trung Quốc | 2005 |
15 | Xe nâng LiuGong | Trung Quốc | 1958 |
16 | Xe nâng NOBLIFT | Trung Quốc |
Nên mua xe nâng điện ở đâu
Đơn vị Máy Xây Dựng Trường Thoa có 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp chuyên bán và cho thuê xe cẩu, xe nâng, xe cẩu từ các hãng xe lớn uy tín trên thế giới như Singapore, Nhật Bản… và cũng là đối tác tin cậy của tập đoàn lớn tại Việt Nam khi có nhu cầu bán và cho thuê xe như Cty Hòa Bình, Delta, SCG, Fecon…
Khi chọn dịch vụ của chúng tôi khách hàng sẽ được hưởng những lợi ích sau đây:
- Đáp ứng được đa dạng nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng.
- Hạn chế rủi ro từ thị trường và sự biến động của giá thành
- Chính sách bảo hành trên toàn quốc
- Miễn phí giao hàng trên toàn quốc
- Chế độ bảo hành, hỗ trợ online
- Chi phí đầu tư phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng khác nhau từ giá cả + chất lượng sản phẩm
- Bảo hành từ 3 – 6 tháng.